Một hạt giống muốn nảy mầm khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng thì bắt buộc phải có phương pháp gieo trồng phù hợp. Học sinh cũng vậy, muốn trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức – trí – lực, cần lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp và nhất quán. Hiện nay, STEAM đang là một trong những xu hướng giáo dục tiên tiến được nhiều nước áp dụng, trong đó có Việt Nam. Vậy phương pháp giáo dục sớm STEAM là gì? Lợi ích của giáo dục STEAM đối với sự phát triển toàn diện của trẻ ra sao? Tất cả sẽ được trả lời một cách chi tiết qua bài viết của Trung tâm Anh Ngữ Cần Thơ Milestones sau.
STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp kiến thức liên ngành nhằm trang bị cho trẻ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực cụ thể, bao gồm: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học). Thay vì tiếp cận kiến thức theo phương pháp truyền thống, mang tính lý thuyết, hàn lâm, phương pháp giáo dục STEAM sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức trong tâm thế chủ động, thực tế, gợi nhớ kiến thức như một phản xạ tự nhiên thay vì cố nhớ một cách gượng ép.
Bên cạnh đó, mỗi bài học đều được lồng ghép tình huống, chủ đề thực tế, học sinh cần vận dụng các kiến thức đa ngành để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Vì vậy, việc ứng dụng phương pháp STEAM vào quá trình giảng dạy sẽ giúp trẻ hiểu sâu vấn đề, phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Vai trò của giáo dục STEAM giống như một công cụ hữu dụng giúp phá vỡ khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong giáo dục, cụ thể:
STEAM sẽ giúp trẻ khơi dậy sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển tư duy qua mỗi bài học ở các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, não bộ phân tích và tạo nên sự kết nối giữa kiến thức mà các em được học với thế giới xung quanh. Kiến thức đã học cùng các cuộc thí nghiệm đi kèm trong phương pháp STEAM một lần nữa kích thích sự hiếu kỳ ở trẻ, giúp cho trẻ luôn hào hứng, tích cực khám phá, tạo ra những sản phẩm mới.
Sau mỗi buổi học, trẻ sẽ có cơ hội tích lũy thêm nhiều nguồn tri thức mới đồng thời có khả năng tư duy, hình thành ý tưởng mới và biết ứng dụng trong thực tế để có được kiểm chứng chính xác. Có thể nói, phương pháp STEAM giúp trẻ không chỉ dừng lại ở mức độ tiếp nhận mà còn tiến xa hơn trong việc hiểu sâu, ứng dụng và sáng tạo ra những cái mới.
Với phương pháp STEAM, các em sẽ hình thành được kỹ năng tư duy phản biện, học cách phân tích các vấn đề và lên kế hoạch để giải quyết hiệu quả, nhanh chóng. Trẻ bắt đầu có thể tổng hợp, phân tích các vấn đề trong cuộc sống một cách đa chiều, có logic và xử lý ngắn gọn, nhanh chóng. Do đó, với những đứa trẻ được giáo dục bằng phương pháp STEAM từ nhỏ sẽ có cách nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn, xử lý nhanh nhẹn và hiệu quả đôi khi người lớn phải bất ngờ.
Học thông qua dự án, nghiên cứu là cách tiếp cận vô cùng hiệu quả trong quá trình dạy học. Phương pháp giáo dục STEAM luôn mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm thú vị, nhằm kích thích khả năng khám phá thông qua những cuộc thử nghiệm.
Nhờ vào phương pháp giáo dục độc đáo này mà trẻ nhanh tiếp thu, hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học. Trẻ luôn trong tâm thể chủ động tiếp thu kiến thức, có khả năng đúc kết vấn đề chính xác nhất.
Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng làm việc nhóm. Thông thường, trẻ sẽ thường xuyên được phân công thảo luận và làm việc theo nhóm nhỏ từ 3 – 4 bạn. Lúc này, trẻ cần có khả năng phối hợp, tư duy phản biện, để giải quyết vấn đề hiện tại một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Không những khả năng làm việc nhóm được hình thành mà trông qua đó, trẻ có khả năng hơn trong việc truyền đạt thông tin, biết phân chia nhiệm vụ, chia sẻ vai trò cùng bạn bè, giúp trẻ tự tin, dễ dàng hòa nhập hơn khi tiếp xúc với đám đông.
Học tập theo phương pháp giáo dục STEAM sẽ mang đến cho trẻ nhiều tiết học bổ ích khi các em không chỉ nắm được lý thuyết sâu hơn mà còn biết vận dụng vào các trường hợp cụ thể. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà phương pháp giáo dục STEAM luôn hướng tới.
Không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu lý thuyết và sử dụng trên giấy vở, học sinh được giáo dục theo phương pháp STEAM có thể ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đang gặp phải trong cuộc sống như: Tạo ra công cụ hỗ trợ công việc, lý giải được các hiện tượng tự nhiên thông qua lý thuyết,…
Như vậy, trẻ hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận và ứng dụng thực tế. Đây sẽ là nền tảng rất quan trọng giúp các em phát triển tư duy, dễ dàng thích ứng với điều kiện thực tiễn.
Đối với phương pháp giáo dục truyền thống, việc đạt thành tích cao luôn là điều đáng tuyên dương và kiểm điểm nếu sai phạm hoặc thất bại. Đây là lý do khiến học sinh luôn sợ hãi trước thất bại và không dám vượt qua nó. Trái với điều đó, phương pháp giáo dục STEAM luôn đề cao giá trị của sự thất bại như một công cụ tốt nhất giúp các em biết đối mặt, chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên và tìm cách vượt qua nó. Điều này sẽ giúp học sinh rèn luyện được sự tự tin, tính bền bỉ, tinh thần quyết tâm vượt qua giới hạn của bản thân để chinh phục mọi thử thách.
Việc tiếp cận với công nghệ trong giai đoạn 4.0 như hiện nay sẽ giúp học sinh dễ dàng hòa nhập và ứng dụng linh hoạt trong các trường hợp cụ thể. Với mô hình giáo dục STEAM, học sinh được làm quen với công nghệ từ rất sớm thông qua các dự án kỹ thuật, lập trình máy tính, làm quen với hệ điều hành,… Đây cũng là phương pháp hiệu quả giúp trẻ có thể chủ động trong việc tìm kiếm và chọn lọc thông tin hiệu quả, dễ dàng bắt kịp với xu hướng hiện đại.
Hơn thế nữa, việc học tập thông qua việc tiếp cận với các thiết bị công nghệ sẽ giúp tăng sự tập trung, cô đọng, dễ hiểu cùng lưu lượng kiến thức truyền tải nhiều hơn, dễ tiếp thu. Do đó, giáo dục trên nền tảng công nghệ luôn được đặt lên hàng đầu tại các trường học hiện nay.
Một lợi ích của giáo dục STEAM mà không ai có thể phủ nhận đó là tính giải trí cao. Có thể nói, việc ứng dụng phương pháp STEAM vào chương trình giảng dạy đã đưa thế giới thực tiễn đến gần hơn với trẻ. Việc tiếp thu kiến thức hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, không gò ép. Trẻ luôn cảm thấy thích thú, vui tươi thông qua mỗi tiết học. Trẻ học như chơi – chơi mà vẫn học đã thực sự phát huy trong phương pháp này.
Vai trò của giáo dục STEAM là giúp học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, hiểu sâu vấn đề và giải quyết vấn đề hợp lý. Thông qua các hình thức như: làm việc nhóm, dạy học theo dự án, các cuộc thi từ câu lạc bộ,…Vô hình chung sẽ giúp các em hình thành được nhu cầu cạnh tranh lành mạnh để đạt được kết quả như mong muốn. Các thử thách, nhiệm vụ trong suốt quá trình học đều đảm bảo phù hợp với trình độ và năng lực hiện tại của học sinh, không có sự đánh đố hay thử thách vượt khả năng của trẻ.
Học sinh được giáo dục theo phương pháp STEAM sẽ được phát triển trí tuệ toàn diện, có nhiều trải nghiệm thú vị, biết thừa nhận thất bại và hun đúc tinh thần chiến binh một cách mạnh mẽ.
Qua bài viết này Milestones hi vọng sẽ giải đáp các thắc mắc cũng như các lợi ích về chương trình giảng dạy STEAM đến các quý phụ huynh và các em nhỏ! Hãy cùng theo dõi các hoạt động tin tức khác từ Milestones nha.
???? Link khóa học: Khai Giảng Lớp Mẫu Giáo Ươm Mầm Tài Năng
Nguồn bài viết: Sưu tầm