Giáo dục sớm, cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện đang là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm, bởi vì nó có tầm quan trọng rất lớn vào sự thành công sau này của trẻ. Phát triển toàn diện cho trẻ phương pháp tạo dựng nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển về cả kiến thức, thể chất, tinh thần, cảm xúc, nhận thức, trở thành người tự tin, biết cách cư xử đúng mực và có tính tính tự lập cao. Hãy cùng Trung tâm Anh Ngữ Cần Thơ Cần Thơ tìm hiểu tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện cho trẻ mầm non ngày nay.
Theo điều 4 của bộ Luật trẻ em (2016): “Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.”
Dựa trên điều luật này, phụ huynh và nhà trường sẽ có những phương pháp và chiến lược để hỗ trợ cho sự phát triển của bé trên mọi phương diện. Sự phát triển này sẽ mang tính chất đồng đều và hỗ trợ lẫn nhau. Hơn nữa, sự phát triển này cũng giúp hình thành nên lối sống, kỹ năng và thói quen tư duy của trẻ.
Giáo dục phát triển toàn diện là phương pháp giao dục mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho trẻ bao gồm:
Cảm xúc
Để trẻ có thể tin tưởng vào mọi người và môi trường xung quanh, cảm xúc yếu tố quan trọng mà cha mẹ cần chú trọng. Cha mẹ cần hướng dẫn và giúp trẻ thể hiện được những cảm xúc cơ bản nhất của bản thân như vui mừng, tức giận, sợ hãi, lo lắng, chán ghét, thích thú… Qua đó, trẻ sẽ học được cách tiết chế và kiểm soát cảm xúc của bản thân tốt hơn. Đồng thời, trẻ sẽ hiểu rõ bản thân hơn như là một cá thể độc lập với suy nghĩ và mong muốn riêng.
Trí tuệ
Để kích thích trí tuệ và tư duy sáng tạo của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ chơi các trò chơi liên quan đến toán học như đếm số thứ tự, so sánh, đo lường, đếm số lượng, phân loại các đồ vật theo hình dạng… Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ bước đầu khám phá thế giới xung quanh, phát triển tư duy logic.
Kỹ năng xã hội
Cha mẹ có thể giúp trẻ xây dựng các kỹ năng xã hội bằng cách cho trẻ kết nối với mọi người xung quanh. Trẻ cần phải phát triển với sự gắn kết bền vững giữa những người thân yêu nhất, có phản hồi cảm xúc với người đối diện, tương tác với bạn bè đồng trang lứa, phân biệt được đúng – sai, những điều nên và không nên làm khi tương tác với xã hội. Đặc biệt, cha mẹ nên cho trẻ cần luyện tập thường xuyên các hoạt động tương tác với mọi người xung quanh như chia sẻ, thay phiên nhau thưởng thức bữa ăn hoặc rủ người thân và bạn bè cùng chơi trò chơi.
Khả năng nhận thức
Để tăng khả năng nhận thức của trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số hoạt động dưới đây:
Thể chất
Hiểu rõ về những giai đoạn phát triển của trẻ về mặt thể chất sẽ giúp phụ huynh có thêm kiến thức và hiểu rõ tầm quan trọng của những kỹ năng vận động. Để phát triển thể chất cho trẻ, phụ huynh có thể cho con tham gia vào các hoạt động ngoài trời, dành nhiều thời gian trải nghiệm cùng con các kỹ năng vận động khác như cầm bút màu vẽ tranh, đào cát, nặn bột hoặc xoay các khối rubic…
Tinh thần
Tinh thần được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ. Sự chia sẻ giữa ba mẹ và con cái chính là cầu nối mang lại sự hạnh phúc và nhiều ý nghĩ tích cực trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Nếu tinh thần của trẻ thoải mái thì sẽ mang đến nhiều niềm hứng khởi trong quá trình tiếp thu tri thức và khả năng sáng tạo trong tương lai.
????Link khóa học: Khai Giảng Lớp Mẫu Giáo Ươm Mầm Tài Năng