Dạy trẻ kỹ năng đọc sách có thực sự cần thiết trong quá trình nuôi dạy con cái lớn khôn và thành công không? Việc đọc sách mang lại những lợi ích gì cho trẻ? Bố mẹ nên làm gì để phát triển cho con kỹ năng đọc và say mê thói quen đọc sách? Mời quý phụ huynh cùng các em học sinh cùng Trung tâm Anh Ngữ Cần Thơ Milestones tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề thú vị này.
Thói quen đọc sách được nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những thói quen tốt cần được rèn luyện và phát huy mỗi ngày. Nó không chỉ mang lại nhiều điều hay, giáo dục những lẽ phải mà việc dạy trẻ kỹ năng đọc sách mỗi ngày còn giúp cho trẻ cải thiện và nâng cao vốn từ vựng. Duy trì thói quen tư duy đầy tích cực này, trẻ sẽ phát triển toàn diện.
Những trang sách đầy ắp những con chữ sẽ giúp cho trí não của bé được kích thích. Chỉ khi được tiếp xúc với một kho tàng từ ngữ, danh từ, trạng từ, đại từ nhân xưng,… trẻ sẽ dần học được cách để xưng hô lễ phép với người lớn, bạn bè. Trẻ sẽ biết cách lựa chọn ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh, tình huống.
Một tác giả được coi là thành công khi một câu chuyện được cấu tạo bởi lượng từ phong phú, cốt truyện hấp dẫn cùng trí tưởng tượng phong phú của người đọc. Do đó, cách tốt nhất để nâng cao khả năng sáng tạo, bố mẹ cần dạy trẻ kỹ năng đọc sách, tức là tạo cho trẻ thói quen yêu thích đọc sách. Lựa chọn các nguồn sách uy tín và chất lượng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ để có thể phát triển tốt nhất. Bằng trí tưởng tượng, trẻ sẽ nhớ được lâu hơn các chi tiết và nhân vật, cũng như cốt truyện của tác phẩm.
Các đầu sách có chủ đề về giáo dục, rèn luyện tư duy, cách mở rộng nhận thức,…là phương thức hỗ trợ khả năng trí não cực tốt cho trẻ. Việc được tiếp xúc với nguồn thông tin tích cực, thôi thúc cố gắng học tập mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Trẻ sẽ lấy những nhân vật, cốt truyện làm động lực để học tập và phấn đấu hằng ngày. Thế giới quan của trẻ cũng được mở rộng ra.
Mỗi cuốn sách là một kho tàng kiến thức rộng lớn, chứa đựng vô vàn những thông tin hay, bổ ích. Càng nhiều trang sách được đọc, trẻ càng được trang bị lượng tri thức vững chắc. Trong quá trình học tập, trẻ sẽ có cơ hội được phân tích, nhìn nhận, áp dụng và kiểm chứng tính đúng đắn mà những trang sách đã từng đọc. Dựa vào đó, chặng đường học tập của trẻ sẽ được tô vẽ nhiều màu sắc hơn và hiệu quả hơn khi trẻ có thói quen đọc sách.
Việc đọc sách đòi hỏi trẻ nhỏ phải cực kỳ tập trung vào những con chữ, hình ảnh để nắm rõ được cốt truyện. Đọc sách trong một không gian yên tĩnh cùng với sự chăm chú theo dõi từng câu văn, trẻ sẽ nhận ra mức độ hay và ý nghĩa của một tựa sách. Do đó, rèn luyện thói quen đọc sách cho con cũng là cách giúp bố mẹ rèn luyện khả năng tập trung và kỷ luật cho trẻ.
Việc dạy trẻ kỹ năng đọc sách từ sớm rất cần thiết. Trẻ sẽ được trau dồi và trang bị một lượng lớn từ vựng, biết cách sử dụng ngữ pháp đúng nhất, ngoài ra còn phát triển khả năng diễn đạt, giao tiếp cực kỳ tốt. Trẻ được bố mẹ rèn luyện thói quen đọc sách thường là những đứa trẻ nhanh nhẹn, phản ứng tốt và kỹ năng giải quyết vấn đề cực giỏi.
Làm sao để bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng đọc sách tại nhà mà không cần ép buộc? Milestones đã tham khảo và sưu tầm một số phương pháp giúp cải thiện và rèn luyện kỹ năng đọc sách, bố mẹ có thể tham khảo:
Việc đồng hành cùng con trải nghiệm những trang sách không chỉ giúp con trở nên hứng thú với sách hơn mà hành động này còn giúp cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên khắng khít và gần gũi hơn. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ thay phiên nhau đọc những mẩu chuyện giúp bé có thói quen lành mạnh và dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Bố mẹ đọc sách cùng con cũng sẽ cải thiện tình trạng trẻ nghiện internet. Thay vì cứ dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính thì trẻ sẽ chủ động cầm sách đến và ngỏ ý muốn đọc sách cùng bố mẹ. Tình cảm các thành viên sẽ thân thiết và hạnh phúc hơn.
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, thói quen đọc sách sẽ giúp trẻ làm quen với những nét chữ và phát âm. Dạy trẻ kỹ năng đọc sách theo thời gian, trẻ không còn cảm thấy khó khăn trong việc nhận biết vần âm và ký tự nữa. Thay vào đó, đọc sách giúp trẻ tự tin về vốn từ của mình, mạnh dạn hơn khi phát biểu cũng như không còn cảm thấy nhút nhát và sợ sệt khi được giáo viên gọi tên đọc bài,…
Trong suốt quá trình đọc sách cùng các thành viên khác trong gia đình, trẻ sẽ học được phát âm cũng như nhận biết mặt chữ. Gặp từ vựng mới, lạ, trẻ sẽ chủ động hỏi và bố mẹ đóng vai trò như người hướng dẫn, trả lời, dạy con cách tập đọc sao cho đúng. Từ đó, khi đến tuổi tới trường, trẻ đã biết cách phát âm, bố mẹ cũng không còn lo việc con mình bị bỏ lại phía sau do không biết đọc chữ nữa.
Tùy theo từng độ tuổi mà bố mẹ có thể lựa chọn và cho phép con mình đọc sách sao cho phù hợp. Ở những giai đoạn đầu đời, trẻ chưa đọc và hiểu được toàn bộ ý nghĩa của ngôn từ, tuy nhiên, dựa vào hình ảnh sinh động cùng với màu sắc sặc sỡ sẽ giúp trẻ hình dung và tưởng tượng nên câu chuyện, vấn đề của sách đang đề cập đến. Do đó, bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình dạy trẻ kỹ năng đọc sách nên cân nhắc, tạo điều kiện về thời gian để trẻ kịp nhìn và cảm nhận ý nghĩa hình ảnh trong sách.
Nguồn bài viết: Sưu tầm