Trí tưởng tượng phong phú sẽ cực kỳ hữu ích cho cuộc sống cho trẻ. Nhà vật lý học Albert Einstein đã nhận định rằng: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức là hữu hạn. Trí tưởng tượng là vô cùng và bao quát toàn thế giới”. Kiến thức giúp trẻ thực hiện mục tiêu nhưng chính sự tưởng tượng sẽ giúp trẻ hoàn thành mục tiêu ấy.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát triển một trí tưởng tượng phong phú? Phụ huynh hãy cùng Trung tâm Anh Ngữ Cần Thơ Milestones tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Trí tưởng tượng giúp bé giải quyết vấn đề, đưa kỹ năng sống vào thực tiễn. Do đó, trí tưởng tượng phong phú có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của trẻ, nó giúp bé nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh.
Trong học tập, trẻ sử dụng trí tưởng tượng để hình dung các kiến thức lý thuyết mà thầy cô truyền đạt. Đồng thời, các giáo viên cũng dùng phương pháp kể chuyện hoặc miêu tả để các bé dễ hiểu hơn trong lúc giảng dạy. Nhờ cách này mà các bé sẽ hiểu rõ kiến thức lẫn ghi nhớ lâu hơn các biện pháp học thông thường khác.
Đồng thời những kiến thức đã học sẽ được áp dụng nhiều và đúng cách vào thực tế. Có thể nói trí tưởng tượng đóng vai trò thiết yếu trong môi trường học tập, cách hiểu và truyền đạt của học sinh lẫn giáo viên sẽ gặp nhiều trở ngại khi thiếu đi trí tưởng tượng.
Nhờ có trí tưởng tượng về tạo một động cơ có thể bay trên bầu trời, anh em nhà Wright – Orville Wright và Wilbur Wright đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới khi phát minh ra máy bay có động cơ đầu tiên. Hay bằng trí tưởng tượng mà các câu truyện cổ tích được viết lên để dạy các bé những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
Tưởng tượng khi chơi trò đồ hàng, bé nghĩ ra những tình huống sẽ gặp phải và tìm cách xử lý, từ đó áp dụng vào chính cuộc sống. Bé sẽ bình tĩnh giải quyết vấn đề và có nhiều cách để giải quyết vấn đề đó. Sáng tạo cách rút ngắn thời gian dọn dẹp nhưng vẫn đảm bảo đạt yêu cầu khi phụ mẹ làm việc nhà.
Đó đều là cách sử dụng trí tưởng tượng để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Nhờ trí tưởng tượng phong phú, trẻ thông minh trong cách xử lý vấn đề, tư duy logic và sáng tạo trong từng suy nghĩ lẫn hành động.
Khi còn bé, khả năng tiếp nhận và phân biệt âm thanh của trẻ cực kỳ tốt. Do đó, việc cho trẻ nghe nhạc với nhiều giai điệu khác nhau sẽ kích thích não bộ phát triển.
Não bộ của trẻ rất phát triển. Cha mẹ và thầy cô thường xuyên quan tâm, chăm sóc và đồng hành cùng các con trong lúc đọc sách. Điều này sẽ mở rộng và khơi sáng tư duy cho con về nhiều chiều, cả về mặt con chữ lẫn hình ảnh. Thông qua nội dung trong sách, tâm trí của trẻ sẽ dần hình tượng ra những khung cảnh, sự kiện liên quan,… từ đó, kích thích trí tưởng tượng phong phú của trẻ.
Trí tưởng tượng giúp các bé có cái nhìn phong phú hơn về cuộc sống, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của bé nếu bị hạn chế. Vì vậy, để bé được thoải mái khám phá thế giới của mình, đừng bắt bé vào một khuôn khổ nhất định, cho bé được cơ hội khám phá những điều mới mẻ xung quanh, cho bé tự do sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú ấy.
Có thể lắng nghe những chia sẻ của trẻ để kiểm soát những suy nghĩ và nhận thức ở bé, sau đó giải thích cho phù hợp hơn nếu bé hiểu sai nhằm giúp các cha mẹ yên tâm hơn khi cho phép trẻ tự do khám phá.
Tạo những câu chuyện và để bé làm nhân vật chính là điều mà các bé rất ưa thích. Giả sử để bé trở thành siêu nhân giúp đỡ mọi người, nhiệm vụ của bé là phụ giúp các thành viên trong gia đình các công việc vừa sức. Từ những lần phụ giúp, bé sẽ nhận ra những bài học riêng cho bản thân, biết chia sẻ với người xung quanh và giải quyết vấn đề dễ dàng.
Lắng nghe trẻ là cách để phụ huynh hiểu bé hơn, kiểm soát được những suy nghĩ, kiến thức và nhận thức của bé về một sự vật hay sự việc. Từ đó, giúp bé cùng tìm ra những cách xử lý phù hợp hơn, giải thích và chỉnh sửa nếu bé nghĩ sai về việc nào đó. Đó cũng là cách vừa giúp cha mẹ gần gũi và thấu hiểu bé nhiều hơn, vừa có thể kiểm soát tư tưởng của bé không sai lệch.
Nguồn bài viết: Sưu tầm